Lịch sử kể về Dinh Cậu Phú Quốc sẽ có nhiều câu chuyện kể lại. Lâm Hải xin chia sẽ kiến thức được biết về lịch sử của Dinh Cậu Phú Quốc như sau:
Truyền thuyết xưa kia về Dinh Cậu. Những điều có thật và ngay cách thờ cúng tại Dinh Cậu cũng nói lên nhiều điều. Dinh Cậu còn có tên gọi là Miếu Thờ Long Vương. Điện chính đặt miếu thờ chúa Ngọc Nương Nương và thánh tượng Hai Cậu. Những tiên nhân bảo vệ ngư dân vùng biển đảo. Với bộ đồ thờ đơn giản gồm bình hương, chuông, đèn, trống.
Đến với danh lam thắng cảnh Dinh Cậu Phú Quốc du khách có thể ngắm nhìn không gian vùng biển, vùng trời bao la rộng mở. Đặc biệt là mỗi khi hoàng hôn buông xuống thả hồn tưởng tượng những múi đá theo sống động với dáng những con vật kỳ thú. Cảnh vật nơi đây hoang sơ nhưng huyền bí, không gian bao la nhưng yên tĩnh. Tất cả đã mang đến cho du khách khi đây thưởng ngoại với những cảm xúc thật tuyệt vời.
Chuyện kể về Dinh Cậu
Rất nhiều lần mọi người được chứng kiến tại cửa biển Dương Đông cuồng phong thịnh nộ. Nó quật tan nát những chiếc tàu bên ngoài cửa biển. Trong khi những chiếc tàu neo đậu trong cửa biển vẫn bình yên vô sự. Từ đó người ta tin rằng có linh thiêng ngự trị nơi cửa biển. Nên cuồng phong không dám mon men gần bờ. Mọi người lại chứng kiến nhiều lần. Những chiếc tàu gặp nạn ở tít khơi xa được một ngọn sóng lớn nâng lên cao rồi đẩy vào tận bờ cửa Dương Đông một cách an toàn.

Sự linh thiêng càng được truyền rộng xa hơn nên có câu: ” Có Thờ Có Thiêng, Có Kiêng Có Lành” là vậy. Sự khẳng định của ngư dân xưa tại Dinh Cậu đã cho chúng ta thêm niềm tự hào về khu di tích này.
Từ trên cao biển Phú Quốc lồng lộng gió thôn vào tầm mắt. Biển dập dềnh mãi miết xô bờ. Hàng trăm tàu thuyền đánh cá neo đậu gần đấy như tìm điểm tự tâm linh vào Dinh Cậu.
Dinh Cậu là một miếu cổ đơn sơ, kiến trúc hiện thời là tân tạo trong vài năm trở lại đây. Người dân đảo thường gọi là Ngôi Miếu Long Vương.
Nguồn gốc cái tên Dinh Cậu?
Khoảng thế kỷ thứ 17, tương truyền có từ khi những cư dân đầu tiên từ miền Trung đến định cư trên đảo. Nhiều ngư dân ra khơi gặp sóng dữ đã mãi mãi không về. Đột nhiên họ thấy một mỏm đá dần dần nổi lên nơi cửa biển. Dân đảo cho là núi thiên lập miếu thờ để cầu mong thần linh che chở trước tai ương biển cả. Họ bắt đầu đến đây thờ cúng. Và quản lý chuyến đi ra khơi gặp sóng êm biển lặn. Tin lành đồn xa dần dần hình thành nên tục thờ cúng tại mỏm đá này và đặt tên là Dinh Cậu.
Theo tìm hiểu chúng tôi được biết Dinh Cậu có liên quan đến đạo thờ Mẫu. Điều này chứng tỏ từ khi mở đất người Việt đã đặt chân lên Phú Quốc. Và đặt nền móng cho văn hóa Việt bén rể ở vùng đảo xa này.
Dinh Cậu liên quan mật thiết với tục thờ bà tổ tức tục thờ bà Mẫu và Cậu Tai – con trai út cưng của bà. Trong tiến trình Nam tiến khai hoang người ta gọi trệt đi “Cầu Tai” là “Cầu Tài” từ chữ “Tài” đến chữ “Tai”. Điều này cho thấy bước phát triển mới về chủ nghĩa duy vật mộc mạc trong tư duy của nhân dân lao động khai hoang xưa.

Ngày lễ hội của Dinh Cậu khi nào?
Trước mỗi chuyến ra khơi hay vào dịp Lễ, Tết. Người dân đảo lại đến thắp nhang cầu mong cho những chuyến đi biển được bình an. Hàng năm vào ngày 15, 16 tháng 10 Âm lịch. Tại Dinh Cậu nhân dân mở hội lớn có rất đông người tham dự. Đúng là tại khu vực Dinh Cậu núi đá ở khá đặt biệt có hình thù kỳ quái. Có lẽ vì thế mà người dân gọi là nơi “Đất thánh linh thiêng cổ kính ”
Di tích này luôn khẳng định sức hấp dẫn đặc biệt bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Núi không cao mà vẫn cho cảm giác hiểm trở; không to mà vẫn gợi lên sự hùng vĩ. Mỗi một cây mọc trên vách đá. Mỗi một hòn đá chất chồng lên nhau hài hòa một cách kỳ lạ giống như có sự sắp đặt khéo léo của đôi bàn tay nghệ nhân nào đó.

Xem thêm: >>>Lịch sử anh hùng Nguyễn Trung Trực >>>